Những câu hỏi liên quan
gh
Xem chi tiết
Anh Nguyen Ngoc
12 tháng 5 2021 lúc 7:47

Học rộng, tài cao, nhưng Nguyễn Dữ phải sống trong xã hội phong kiến Việt Nam thời kì khủng hoảng, nên ông chỉ làm quan một vài năm rồi lui về ở ẩn, viết sách. Tuy không có nhiều tác phẩm lớn đóng góp cho nền văn học trung đại, nhưng Nguyễn Dữ với Truyền kì mạn lục, ông thường viết về những người phụ nữ bị xã hội phong kiến chà đạp, đẩy vào hoàn cảnh bất hạnh, Chuyện người con gái Nam Xương là một trong số đó. Vũ Nương, nhân vật chính trong tác phẩm là người phụ nữ nết na, hiền thục, nhưng phải chịu số phận đau thương, oan nghiệt.

 

Vũ Nương luôn khao khát hạnh phúc gia đình. Sống trong gia đình chồng, nàng phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình, đến mẹ chồng cũng phải khen nàng “xanh kia chẳng phụ con, cũng như con chẳng phụ mẹ”. Sống với chồng, nàng hết sức giữ gìn khuôn phép, không bao giờ có sự thất hòa giữa hai vợ chồng, nên gia đình luôn êm ấm. Khi Trương Sinh phải đi lính, nàng hết sức lo lắng, phút chia tay, nàng nói với chồng rằng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu,.. chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Vũ Nương chẳng cần vinh hoa phú quý, chỉ khao khát được đoàn tụ, gia đình sum vầy, hạnh phúc mà thôi.

 

 

 

 

Thế nhưng nàng cố gắng vun vén cho hạnh phúc gia đình bao nhiêu thì càng phải chịu đau khổ, bất hạnh bấy nhiêu. Thật oan trái! Bi kịch thứ nhất là nàng bị chồng nghi ngờ một cách vô lí mà không được thanh minh. Những lời biện bạch tha thiết “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng… Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói” đều bị chồng để ngoài tai. Những lời van xin thống thiết, hỏi chuyện đó ai nói: “ Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ”, đều bị chồng gạt phắt đi, anh ta chỉ một mực mắng nhiếc và đánh đuổi nàng đi.

 

Và một bi kịch tiếp tất sẽ xảy ra, dù nàng đã tìm mọi cách để cứu vãn sự đổ vỡ vẫn không tránh khỏi gia đình tan vỡ như “bình rơi tram gãy,… sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”. Nàng than khóc mà nghe đứt ruột “khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn…”. Đó là nỗi thất vọng tột cùng của Vũ Nương. Không những thế nàng càng đau lòng vì sự trong sáng bị sỉ nhục, tấm lòng thủy chung bị nghi ngờ, nhân cách cao quý của đời người phụ nữ bị xúc phạm nặng nề, nên nàng chỉ còn tìm đến cái chết được minh oan cho mình. Đó là bi kịch thứ ba của cuộc đời nàng.

 

Cuối cùng, tuy được Linh Phi cứu và được giải oan giữa thanh thiên bạch nhật, nhưng niềm khao khát hạnh phúc giữa trần gian của Vũ Nương vẫn không thực hiện được. Nàng trở về giữa con sông quê hương, xiêm y lộng lẫy, ngồi trên kiệu hoa nhưng không được trở về ngôi nhà nhỏ bé ấp áp bên chồng con mãi mãi. Đoàn tụ hạnh phúc chỉ là ảo ảnh, chia li tan nát vẫn là hiện thực. Lời nói vĩnh biệt: “thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” thể hiện niềm mong mỏi hạnh phúc không thể thực hiện được vì thế gian đầy bất công này không dành những điều tốt đẹp cho nàng. Hình ảnh Vũ Nương “lúc ẩn, lúc hiện… Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” như ánh sáng đã tàn, gieo vào lòng người đọc nỗi xót xa tột đỉnh.

 

Cuộc đời Vũ Nương là điển hình cho số phận đau thương của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến suy tàn. Qua đó, em cảm nhận được nỗi đau thương của thân phận sống lệ thuộc của họ. Những người phụ nữ ấy không bao giờ được quyết định cuộc đời mình. Ở nhà phải phục tùng cha, đi lấy chồng phải phục tùng chồng, chồng chết phải phục tùng con trai trưởng của mình, dù cha, chồng, con trai có quyết định vô lí đến đâu. Họ thường bị ép gả vào những cuộc hôn nhân không bình đẳng, không tình yêu với người chồng gia trưởng, độc đoán. Dù bị chồng hành hạ tàn nhẫn cũng phải cắn răng mà chịu, nếu phản ứng lại sẽ bị coi là lăng loan, bị chồng rẫy bỏ, gia đình chồng mắng nhiếc, bị người đời phỉ nhổ, sỉ nhục đến chết. Vì vậy, họ chỉ có thể chọn một trong hai con đường: đi tu thoát tục hoặc chết một cách thảm khốc. Chế độ gia trưởng của thời phong kiến đã cho người đàn ông cái quyền độc tôn trong gia đình, hại bao cuộc đời người phụ nữ.

 

Nguyễn Dữ viết Chuyện người con gái Nam Xương phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ là góp một bản án về cái chết oan khốc nhằm lên án chế độ phong kiến; đồng thời khơi dậy ở chúng ta niềm cảm thương trước một bi kịch về thân phận người phụ nữ đương thời. Em càng cảm nhận rõ về số phận đau thương vì luôn bị phụ thuộc của họ, vừa cảm phục họ vì như Hồ Xuân Hương đã viết “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son” (trích Bánh trôi nước) thì càng căm ghét cái xã hội phong kiến bất công.

Bình luận (0)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Đình Tuệ Lâm
10 tháng 5 2021 lúc 11:59

​1. Các chi tiết kì ảo là:

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.

- Vũ Nương hiện về trong cờ hoa rợp trời, trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.

2. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:

- Các chi tiết kì ảo (đặc biệt ở phần kết thúc truyện) làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì.

- Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.

- Tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.

- Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở cõi đời của nhân dân ta.

- Chi tiết kì ảo đồng thời cũng không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia lìa đôi ngả, hạnh phúc đã vĩnh viễn rời xa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Anh
10 tháng 5 2021 lúc 12:02

Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Phẩm chất của nàng được thể hiện qua các chi tiết sau:

Qua lời giới thiệu ở đầu câu chuyện: "tính tình thùy mị nết na", "tư dung tốt đẹp",...

Trong cuộc sống hôn nhân gia đình: Vũ Nương hiểu Trương Sinh "có tính đa nghi nên luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hòa".

Khi tiễn chồng đi lính: nàng rót chén rượu đầy và nói lời tiễn biệt mà ai nghe cũng phải ứa hai hàng lệ. Trong lời dặn dò chồng, nàng không mong vinh hiển, chỉ cầu chồng được bình an trở về, cảm thông trước nỗi khổ và nỗi vất vả gian lao mà chồng phải chịu đựng.

Khi chồng ở xa:

+ Nàng là người con dâu hiếu thảo. Chăm sóc mẹ chồng chu đáo, mẹ chồng ốm, nàng hết sức thuốc thang và lo cầu khấn thần phật. Khi mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay chu tất. Lời mẹ chồng trăng trối trước lúc ra đi cũng thể chứng minh nàng là người con sống có hiếu.

+ Nàng là người mẹ đảm đang. Trong những ngày Trương Sinh đi lính, để con khỏi thiếu tình cha, nàng trỏ cái bóng của mình trên tường và nói đó là cha Đản. Đứa con vì thế mà luôn đầy đủ tình cảm, nhưng cũng chính đây là nguyên nhân gây ra cái chết oan khuất cho nàng.

Khi bị chồng nghi oan:

+ Lời thoại 1: Vũ Nương phân trần để chồng hiểu rõ mình.

+ Lời thoại 2: Nàng nói lên nỗi đau đớn, thất vọng, không hiểu vì sao bị đối xử bất công.

+ Lời thoại 3: nàng bày tỏ niềm thất vọng đến tột cùng, không thể hàn gắn. Nàng quyết định trẫm mình ở sông Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch. => Đây là hành động quyết liệt cuối cùng để Vũ Nương bảo vệ danh dự của mình.

=> Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đảm đang, tháo vát: Nàng là người vợ thủy chung, người con dâu hiếu thảo và người mẹ đảm đang, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Dung
10 tháng 5 2021 lúc 12:23

(*) Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

+ Phẩm chất của nàng được thể hiện qua các chi tiết sau:

-Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người đẹp nết,"tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp".

 Trong cuộc sống vợ chồng: Vũ Nương hiểu Trương Sinh "có tính đa nghi nên luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hòa".

Khi tiễn chồng đi lính: nàng rót chén rượu đầy và nói lời tiễn biệt mà ai nghe cũng phải ứa hai hàng lệ. Trong lời dặn dò chồng, nàng không mong vinh hiển, "đeo ấn phong hầu ,mặc áo gấm trở về quê cũ ", chỉ cầu chồng được bình an trở về, cảm thông trước nỗi khổ và nỗi vất vả gian lao mà chồng phải chịu đựng.

Khi chồng ở xa:

+ Nàng là người con dâu hiếu thảo. Chăm sóc mẹ chồng chu đáo, mẹ chồng ốm, nàng hết sức thuốc thang và lo cầu khấn thần phật. Khi mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay chu tất. Lời mẹ chồng trăng trối trước lúc ra đi cũng thể chứng minh nàng là người con sống có hiếu.

+ Nàng là người mẹ đảm đang. Trong những ngày Trương Sinh đi lính, để con khỏi thiếu tình cha, nàng trỏ cái bóng của mình trên tường và nói đó là cha Đản. Đứa con vì thế mà luôn đầy đủ tình cảm, nhưng cũng chính đây là nguyên nhân gây ra cái chết oan khuất cho nàng.

Khi bị chồng nghi oan:

+ Lời thoại 1: Vũ Nương phân trần để chồng hiểu rõ mình.

+ Lời thoại 2: Nàng nói lên nỗi đau đớn, thất vọng, không hiểu vì sao bị đối xử bất công.

+ Lời thoại 3: nàng bày tỏ niềm thất vọng đến tột cùng, không thể hàn gắn. Nàng quyết định trẫm mình ở sông Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch. => Đây là hành động quyết liệt cuối cùng để Vũ Nương bảo vệ danh dự của mình.

=> Vũ Nương là hình mẫu lý tưởng trong xã hội phong kiến  vừa xinh đẹp ,nết na ,đảm đang :Nàng là người vợ thủy chung, người con dâu hiếu thảo và người mẹ đảm đang, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, ấy vậy mà lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thế Dương
Xem chi tiết
Văn Thành Long
Xem chi tiết
Leonor
2 tháng 12 2021 lúc 20:31

Tham khảo!

Viết về người phụ nữ - một đề tài không còn mới lạ trong văn học. Nền văn học trung đại Việt Nam phải kể đến các tác giả như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm… chính là những cây bút tiêu biểu cho mảng đề tài này. Bên cạnh đó, Nguyễn Dữ cũng là một gương mặt tiêu biểu với những câu chữ viết về người phụ nữ đầy giá trị nhân văn với tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” qua hình ảnh nhân vật Vũ Nương.

Nhà văn Nguyễn Dữ là cây bút văn xuôi xuất sắc nhất của văn học thế kỷ XVI. Ông sống ở thời kỳ chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong, các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến kéo dài liên miên gây đau khổ cho nhân dân. Vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn. Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện trên.

Theo lời kể của tác giả ngay từ đầu tác phẩm thì Vũ Nương là một người con gái thuỳ mị, nết na lại có tư dung tốt đẹp. Và những phẩm hạnh ấy đã được bộc lộ trong những hoàn cảnh khác nhau. Trong cuộc sống gia đình, Vũ Nương là người vợ hiền thục. Chồng nàng là Trương Sinh - con nhà hào phú nhưng ít học, lại có tính đa nghi, phòng ngừa quá mức. Vì thế, nàng đã biết lựa tính chồng, giữ cho khỏi bất hòa, gia đình luôn được trong ấm, ngoài êm. Ta thấy Vũ Nương quả là một người vợ hiền, có ý thức giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nhưng rồi chiến tranh xảy ra, Trương Sinh phải đi lính, gia đình phải ly tán. Nhưng nàng lại càng bộc lộ rõ hơn phẩm chất tốt đẹp của mình. Lời nói, lời dặn dò trong cảnh tiễn chồng của nàng đã khiến mọi người cảm động: chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên. Vũ Nương là người không ham danh vọng mà luôn khao khát hạnh phúc gia đình, không những thế, nàng còn hiểu, thông cảm cho nỗi vất vả gian lao của chồng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao…”. Thế rồi, nàng bày tỏ nỗi nhớ nhung khôn xiết của người vợ yêu chồng thuỷ chung: nhìn trăng soi thành của, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa...

Khi xa chồng, Vũ Nương luôn làm tròn bổn phận của người vợ hiền, dâu thảo. Nàng sinh con, quán xuyến công việc gia đình, chăm sóc mẹ già đau ốm. Đặc biệt khi người mẹ mất, nàng dã lo ma chay chu đáo như với cha mẹ của mình. Qua lời trăng trối của bà mẹ trước lúc lâm nguy tác giả đã gửi gắm tình hình của mình đối với nhân vật Vũ Nương, khẳng định công lao, nhân cách của Vũ Nương đối với gia đình: “Trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con không phụ mẹ”. Như vậy, ở nhân vật Vũ Nương tập trung những phẩm chất cao quý truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Những tưởng vì thế mà nàng sẽ được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Nhưng thực tế oan nghiệt đã đẩy nàng vào cảnh ngộ bất hạnh, éo le, oan khuất. Nàng vốn dĩ là một người phụ nữ rất mực thuỷ chung, vậy mà bây giờ đây lại bị nghi oan thất tiết. Chỉ vì lời nói vô tình ngây thơ của con trẻ mà Vũ Nương bị chồng ruồng rẫy, hắt hủi, đánh đập đuổi đi, bị gán cho tội nhục nhã nhất đối với đức hạnh của người phụ nữ. Trương Sinh quả thực đã hồ đồ, cả ghen, không cho vợ được thanh minh. Những lời bênh vực của bà con hàng xóm cùng những lời phân trần giãi bày hết sức thê thảm không cứu được nàng thoát khỏi nỗi nhục nhã, vì mất danh dự, Vũ Nương hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ bằng những lời than thấu tận trời xanh: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đỡ nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.

 

Mọi lời lẽ biện minh không làm lung lay được thói độc đoán, gia trưởng hồ đồ của người chồng có máu ghen tuông mù quáng. Vũ Nương đã phải đau đớn, thất vọng đến tột cùng vì bị đối xử bất công, vì bất lực không có khả năng bảo vệ danh dự, niềm khát khao hạnh phúc gia đình bị tan vỡ. Nàng tìm đến bên bờ sông Hoàng Giang mà than rằng: “Kể bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu… Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió... đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”.

Thế nhưng, lời nguyền thảm thương của Vũ Nương không giúp nàng thoát khỏi án oan nghiệt ngã. Là một người phụ nữ có ý thức sâu sắc về phẩm giá, Vũ Nương đã quyết liệt tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự chứ không chịu sống nhục. Nàng đã gieo mình xuống sông, kết thúc cuộc đời người phụ nữ bất hạnh.

Bằng cách xây dựng tình tiết truyện đặc sắc đầy kịch tính, tác giả cho ta thấy những cố gắng hết sức nhưng không thành của một người phụ nữ, để rồi phải chấp nhận số phận và nàng đã phải giải thoát kịch của cuộc đời mình bằng cái chết oan khuất. Sự việc này đã đẩy câu chuyện đến đỉnh điểm của sự việc. Đến khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ cũng bằng sự việc hết sức ngẫu nhiên mà hợp lý. Đó là khi bé Đản chỉ Trương Sinh cái bóng trên tường chính là cha của mình. Điều đó có ý nghĩa tố cáo vô cùng mạnh mẽ đối với chế độ phong kiến, chỉ một cái bóng cũng có thể quyết định số phận một con người, đẩy người phụ nữ nết na bất hạnh vào bi kịch không lối thoát.

Như vậy, với việc xây dựng nhân vật Vũ Nương, nhà văn đã bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc dành cho những người phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời Nguyễn Dữ cũng muốn phê phán xã hội phong kiến đã đẩy cuộc đời họ rơi vào bi kịch.

Bình luận (2)
Paper43
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 7 2021 lúc 16:33

Tham khảo nha em:

      Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

Bình luận (1)
Mai Nguyễn
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
2 tháng 11 2021 lúc 18:29

Tham khảo :

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện – Hải Dương. Ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là "Truyền kỳ Mạn Lục" gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện "vợ chàng Trương". Qua việc xây dựng hình tượng Vũ Nương với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại chịu nhiều oan khuất, Nguyễn Dữ đã bày tỏ lòng thương cảm với Vũ Nương, với những người có số phận hẩm hiu giống nàng.

 

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương thuộc phủ Lý Nhân, xuất thân trong một gia đình nghèo khó, vừa có nhan sắc lại có đầy đủ đức hạnh. Vì thế Trương Sinh con nhà hào phú đã xin mẹ trăm lạng vàng để cưới về.

Phẩm hạnh tốt đẹp của Vũ Nương được thể hiện rất rõ trong các mối quan hệ với gia đình. Trong cuộc sống vợ chồng, nàng cư xử rất đúng mực, nhường nhịn, luôn biết giữ gìn khuôn phép cho nên dù chồng đa nghi, đối với vợ phải phòng ngừa quá mức nhưng vợ chồng không bao giờ thất hoà. Như vậy dù cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu và có dấu hiệu mua bán nhưng gia đình luôn êm ấm bởi đức hạnh của Vũ Nương. Khi tiễn Trương Sinh đi lính, nàng rót chén rượu đầy dặn dò những lời tình nghĩa đằm thắm thiết tha: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm hoa trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi". Lời tiễn biệt đó cho thấy nàng không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu mong chàng bình yên trở về. Đó là mong ước giản dị, bình thường của người vợ, người phụ nữ luôn mong cuộc sống gia đình sum vầy, hạnh phúc. Không chỉ vậy, nàng còn biết cảm thông trước nỗi vất vả, gian lao mà người chồng phải chịu đựng khi ra chiến trường: "Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ hiền lo lắng". Rồi nàng còn nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình trong những ngày chồng đi xa: "Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú. Dù có thư tín nghìn hàng, cũng không sợ có cánh hồng bay bổng". Những câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng nhịp nhàng như nhịp đập thổn thức của trái tim người vợ trẻ, lời tiễn biệt ân tình thể hiện tình yêu thương chồng và niềm khát khao một mái ấm hạnh phúc. Xa chồng, Vũ Nương không lúc nào không nghĩ đến, không nhớ thương: "Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn nơi góc bể chân trời không thể nào ngăn được". Tác giả đã dùng những hình ảnh ước lệ, mượn cảnh vật thiên nhiên để diễn tả sự trôi chảy của thời gian. Thời gian trôi qua, không gian cảnh vật thay đổi, mùa xuân tươi vui đi qua, mùa đông ảm đạm lại đến còn lòng người thì dằng dặc một nỗi nhớ mong. Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên tường và nói với con rằng "cha Đản lại đến" không chỉ muốn con ghi nhớ bóng hình người cha trong trái tim non nớt của nó, mà còn thể hiện tình cảm của nàng trước sau như một, gắn bó như hình với bóng. Nói với con như vậy để làm vơi đi nỗi nhớ thương chồng. Tâm trạng đó của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người vợ có chồng đi lính trong thời loạn lạc:

 

"Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"
(Trích "Chinh phụ ngâm" - Đoàn Thị Điểm)

Không chỉ là một người vợ thủy chung mà Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo. Khi chồng đi lính, nàng vẫn còn trẻ nhưng đã phải gánh vác mọi việc trong gia đình chồng. Trong xã hội, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu rất khó dung hoà vậy mà Vũ Nương vẫn rất yêu quý, chăm sóc mẹ chồng như đối với cha mẹ đẻ của mình. Khi mẹ chồng ốm, nàng "hết sức thuốc thang và lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào, khôn khéo, khuyên lơn". Những lời nói dịu dàng, những cử chỉ ân cần của nàng thật đáng trân trọng. Đặc biệt lời trăn trối của bà mẹ chồng trước khi mất: "Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà gượng cơm cháo. Song tuổi thọ có chừng, số trời khó tránh. Đêm tàn chuông đổ, số tận mệnh cùng; một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, không khỏi phải phiền đến con. Chồng con xa xôi, mẹ chết lúc nào, không thể kịp về đền báo được. Sau này trời giúp người lành, ban cho phúc trạch, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, mong sông xanh kia chẳng phụ con cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ" là sự ghi nhận, đánh giá rất cao công lao của Vũ Nương đối với gia đình. Đặt trong xã hội lúc bấy giờ thì đây là lời đánh giá thật xác đáng và khách quan khiến ta cảm nhận được nét đẹp trong phẩm chất của Vũ Nương. Rồi đến khi mẹ chồng mất, nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như cha mẹ ruột. Nàng làm những việc đó không chỉ vì bổn phận và trách nhiệm của người con dâu mà còn xuất phát từ lòng yêu thương, sự hiếu thảo mà nàng đã dành cho mẹ. Rõ ràng Vũ Nương là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Trong cả ba tư cách: người vợ, người con, người mẹ, tư cách nào cũng nêu cao được đức hạnh của nàng: chung thủy, yêu thương chồng tha thiết, rất mực yêu thương con, hiếu thảo với mẹ chồng. Nàng là mẫu người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến xưa, nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc bà được mọi người trân trọng.

Cứ ngỡ người phụ nữ như Vũ Nương sẽ có một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn, nhưng nàng lại vướng vào oan khuất đắng cay. Đó là khi Trương Sinh trở về, nghe lời con trẻ mà nghi nàng thất tiết và đã cư xử phũ phàng. Trước khi tự vẫn, nàng cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Nàng nói đến thân phận, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thủy chung của mình: "Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp". Những lời nói của nàng đều vì muốn hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có ngu cơ tan vỡ. Vũ Nương đã hết lời phân trần nhưng Trương Sinh không tin, vẫn mắng mỏ nàng thậm tệ và đánh đuổi nàng đi. Hạnh phúc gia đình - nỗi khao khát cả đời nàng đã tan vỡ, tình yêu không còn: "Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi vọng phu kia nữa". Cuộc hôn nhân đã không thể nào hàn gắn nổi. Bao công sức xây đắp tổ ấm đã trở nên vô nghĩa. Không thể nào giải được nỗi oan khuất, nàng tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng mình: "Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ". Lời than như một lời nguyền xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất của nàng. Hành động trẫm mình xuống dưới sông Hoàng Giang là hành động cuối cùng để bảo toàn danh dự. Nàng tìm đến cái chết trong nỗi tuyệt vọng nhưng cũng có sự chỉ đạo của lí trí: nàng tắm gội chay sạch trước khi chết và cầu nguyện một cách thanh thoát.

 

Tuy nhiên Vũ Nương vì trong sáng, vô tội nên được Linh Phi cứu giúp đưa về động rùa. Ở dưới thủy cung, nàng có được một cuộc sống sung túc cùng các tiên nữ nhưng nàng vẫn không nguôi nỗi đau trần thế, nỗi nhớ gia đình, quê hương và đặc biệt luôn khao khát được phục hồi danh dự. Hình ảnh Vũ Nương trở về trong đàn tràng giải oan của Trương Sinh và lời nói vọng vào của nàng thể hiện nàng là người ân nghĩa thủy chung. Đàn tràng giải oan, sự ân hận muộn màng của Trương Sinh thể hiện tấm lòng vị tha cao thượng. Điều đó còn thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẽ công bằng, người tốt dù trải qua bao nhiêu oan khuất cuối cùng cũng được minh oan.

Truyện thành công nhờ việc sắp xếp các tình tiết hợp lí, cách tạo tình huống thắt nút, mở nút. Trên cơ sở cốt truyện có sẵn, tác giả sắp xếp thêm một số tình tiết, thêm bớt, tô đậm những tình tiết có ý nghĩa làm cho diễn biến hợp lí, tăng tính bi kịch làm câu chuyện trên hấp dẫn. Nguyễn Dữ đã khéo léo sử dụng các yếu tố kì ảo tạo kết thúc có hậu làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật chính.

Qua vẻ đẹp và bi kịch của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã lên án, tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của người giàu, người đàn ông, đồng thời thể hiện tấm lòng trân trọng của mình đối với người phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh thiệt thòi trong xã hội.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 2 2017 lúc 8:51

Vũ Nương - người phụ nữ mang đầy đủ những phẩm chất truyền thống tốt đẹp.

– Vũ Nương là người con gái tính tình đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp

– Vũ Nương lấy người chồng là Trương Sinh tính tình đa nghi, hay ghen nhưng chưa bao giờ nàng để vợ chồng bất hòa

– Khi chồng ra trận, nàng ở nhà hết mực thủy chung với chồng, phụng dưỡng, hiếu thảo với mẹ chồng và chăm sóc con cái

→ Nàng làm trọn bổn phận người phụ nữ tam tòng tứ đức một cách hoàn hảo

Bình luận (0)
Thủy Lê Thị Thanh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 12 2019 lúc 8:25

Chú ý các ý sau:

- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp

   + Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

   + Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng.

   + Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất

   + Người mẹ thương con hết mực:bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé.

   + Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa.

- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu:

   + Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già

   + Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng

   + Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được

Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực

- Vũ Nương là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xưa có tư dung tốt đẹp, có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.

Bình luận (0)